Ý kiến thăm dò

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu sửa lại chế định Hội đồng Hiến pháp

Ngày 11/07/2013 09:53:44

“Cần thiết thành lập Hội đồng Hiến pháp, tuy nhiên, với mô hình, thẩm quyền như dự thảo Hiến pháp sửa đổi đang thể hiện thì “thà rằng không có”. Cần chuẩn bị lại nội dung này để trình Quốc hội kỳ họp tới” - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói.

Hôm nay, 10/7, UB Thường vụ Quốc hội bắt đầu phiên họp thứ 19 với nội dung đánh giá về kỳ họp thứ 5 và chuẩn bị nội dung cho kỳ họp thứ 6 (bắt đầu từ cuối tháng 10 năm nay). Báo cáo về việc chuẩn bị cho kỳ họp Quốc hội cuối năm nay, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, kỳ họp dự kiến khai mạc vào cuối tháng 10 và làm việc 30 ngày. Công tác xây dựng luật sẽ chiếm 2/3 thời lượng.

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 được dự kiến xem xét thông qua trong 3 ngày, gồm thảo luận nửa ngày ở tổ, 2 ngày thảo luận ở hội trường và nửa ngày để thông qua. Song theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện, thời gian thảo luận ở tổ nên tăng lên một ngày để ai cũng có điều kiện phát biểu và thu được nhiều ý kiến góp ý hơn.

“Thảo luận tại hội trường gần 500 người nghe như nhiều đồng chí nói là làm văn tập thể, nên tăng thời gian thảo luận một ngày ở tổ, để ai cũng có điều kiện phát biểu” - ông Hiện đề nghị.
Chủ tịch Quốc hội điều hành phiên thảo luận sửa Hiến pháp tại tổ trong kỳ họp thứ 5 vừa qua.\
Chủ tịch Quốc hội điều hành phiên thảo luận sửa Hiến pháp tại tổ trong kỳ họp thứ 5 vừa qua.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng nhắc, việc chuẩn bị cho nội dung này ở kỳ họp cuối năm còn nhiều việc nhưng quan trọng phải chốt được các vấn đề liên quan đến chương chính quyền địa phương, về mô hình tổ chức HĐND và UBND. Việc này, Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ, Chính phủ phải chuẩn bị, UB Thường vụ Quốc hội sẽ thảo luận đi đến kết luận.

Ngoài ra, một nội dung khác còn nhiều ý kiến khác nhau được ông Hùng nhắc nhở là quy định về Hội đồng Hiến pháp, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu cần chuẩn bị lại để trình Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội cho biết, qua các phiên thảo luận, cơ bản các ý kiến ghi nhận sự cần thiết thành lập Hội đồng Hiến pháp, tuy nhiên, với mô hình, thẩm quyền như dự thảo Hiến pháp sửa đổi đang thể hiện thì “thà rằng không có”.

Đối với Luật Đất đai (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Chính phủ phải thảo luận lại dự án luật này thật kỹ, sau đó mới có thể hoàn thiện rồi trình Quốc hội.

“Điểm nghẽn” khiến luật phải lùi thời hạn thông qua tại kỳ họp thứ 5 vừa qua là thiếu nghị định hướng dẫn đi kèm, ông Hùng chỉ rõ, 2 nghị định về giá đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư rất quan trọng hiện vẫn chưa có. Chủ tịch Quốc hội yêu cầu cơ quan soạn thảo phải hoàn thành, đưa ra tập thể Chính phủ thảo luận và trao đổi lại cơ quan thẩm tra (UB Kinh tế). Nhấn mạnh việc thiếu 2 nghị định này, luật chưa thể thông qua, ông Hùng cảnh báo, vì vấn đề này rất phức tạp, khi làm thì mới nảy sinh nhiều vấn đề.

“Ngay tập thể Chính phủ cũng còn có nhiều ý kiến khác nhau, tôi đã trao đổi với Thủ tướng rồi”, ông Hùng nói.

Với dự kiến khoảng 30 ngày, khai mạc vào thứ hai, ngày 21/10 và bế mạc vào thứ ba, ngày 26/11/2013, nội dung của kỳ họp thứ sáu của Quốc hội khá nặng.

Một trong những nội dung quan trọng Quốc hội sẽ xem xét là tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm giai đoạn 2011-2015 và phương hướng phát triển kinh tế-xã hội đến hết năm 2015, việc thực hiện đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế.

Nhấn mạnh đây là nội dung rất khó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị ngay sau phiên họp này cần thông báo ngay cho Chính phủ để có sự chuẩn bị kỹ càng. Sau đó Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ thảo luận vào phiên họp tháng 10, trước khi trình Quốc hội xem xét.

Đánh giá về kết quả kỳ họp thứ 5, nhiều ý kiến trong UB Thường vụ ghi nhận thành công của Quốc hội khi hoàn thành chương trình nghị sự với nhiều vấn đề “căng”, gai góc, nhất là việc lấy phiếu tín nhiệm. Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý thì không nên cho rằng việc lấy phiếu tín nhiệm đã phản ánh chân thực tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại và các hoạt động tư pháp của đất nước mà chỉ nên dừng lại ở đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ từng người được lấy phiếu.

Về hoạt động chất vấn, theo ông Lý, phần kết quả các phiên chất vấn cần được đánh giá chính xác hơn so với mức “xếp hạng” quá tốt của Văn phòng Quốc hội bởi thực tế rất nhiều đại biểu Quốc hội không hài lòng với phần trả lời chất vấn. Cụ thể, ông Lý khái quát, cơ bản các câu hỏi đã được trả lời hết nhưng còn “loằng ngoằng”.

“Nhiều lúc tôi có cảm giác hỏi và trả lời không hiểu tiếng nhau, nên nhận xét quá tốt thế này, đại biểu sẽ có ý kiến” - ông Lý góp ý.

Phó Chủ tịch Uông Chu Lưu cho rằng nên chọn ít vấn đề hơn để có thể trao đi đổi lại nhiều hơn trong chất vấn và trả lời chất vấn. Các nhóm vấn đề được chọn đưa ra như kỳ họp qua vẫn quá rộng.

P.Thảo- Báo điện tử dantri.com

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu sửa lại chế định Hội đồng Hiến pháp

Đăng lúc: 11/07/2013 09:53:44 (GMT+7)

“Cần thiết thành lập Hội đồng Hiến pháp, tuy nhiên, với mô hình, thẩm quyền như dự thảo Hiến pháp sửa đổi đang thể hiện thì “thà rằng không có”. Cần chuẩn bị lại nội dung này để trình Quốc hội kỳ họp tới” - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói.

Hôm nay, 10/7, UB Thường vụ Quốc hội bắt đầu phiên họp thứ 19 với nội dung đánh giá về kỳ họp thứ 5 và chuẩn bị nội dung cho kỳ họp thứ 6 (bắt đầu từ cuối tháng 10 năm nay). Báo cáo về việc chuẩn bị cho kỳ họp Quốc hội cuối năm nay, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, kỳ họp dự kiến khai mạc vào cuối tháng 10 và làm việc 30 ngày. Công tác xây dựng luật sẽ chiếm 2/3 thời lượng.

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 được dự kiến xem xét thông qua trong 3 ngày, gồm thảo luận nửa ngày ở tổ, 2 ngày thảo luận ở hội trường và nửa ngày để thông qua. Song theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện, thời gian thảo luận ở tổ nên tăng lên một ngày để ai cũng có điều kiện phát biểu và thu được nhiều ý kiến góp ý hơn.

“Thảo luận tại hội trường gần 500 người nghe như nhiều đồng chí nói là làm văn tập thể, nên tăng thời gian thảo luận một ngày ở tổ, để ai cũng có điều kiện phát biểu” - ông Hiện đề nghị.
Chủ tịch Quốc hội điều hành phiên thảo luận sửa Hiến pháp tại tổ trong kỳ họp thứ 5 vừa qua.\
Chủ tịch Quốc hội điều hành phiên thảo luận sửa Hiến pháp tại tổ trong kỳ họp thứ 5 vừa qua.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng nhắc, việc chuẩn bị cho nội dung này ở kỳ họp cuối năm còn nhiều việc nhưng quan trọng phải chốt được các vấn đề liên quan đến chương chính quyền địa phương, về mô hình tổ chức HĐND và UBND. Việc này, Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ, Chính phủ phải chuẩn bị, UB Thường vụ Quốc hội sẽ thảo luận đi đến kết luận.

Ngoài ra, một nội dung khác còn nhiều ý kiến khác nhau được ông Hùng nhắc nhở là quy định về Hội đồng Hiến pháp, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu cần chuẩn bị lại để trình Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội cho biết, qua các phiên thảo luận, cơ bản các ý kiến ghi nhận sự cần thiết thành lập Hội đồng Hiến pháp, tuy nhiên, với mô hình, thẩm quyền như dự thảo Hiến pháp sửa đổi đang thể hiện thì “thà rằng không có”.

Đối với Luật Đất đai (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Chính phủ phải thảo luận lại dự án luật này thật kỹ, sau đó mới có thể hoàn thiện rồi trình Quốc hội.

“Điểm nghẽn” khiến luật phải lùi thời hạn thông qua tại kỳ họp thứ 5 vừa qua là thiếu nghị định hướng dẫn đi kèm, ông Hùng chỉ rõ, 2 nghị định về giá đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư rất quan trọng hiện vẫn chưa có. Chủ tịch Quốc hội yêu cầu cơ quan soạn thảo phải hoàn thành, đưa ra tập thể Chính phủ thảo luận và trao đổi lại cơ quan thẩm tra (UB Kinh tế). Nhấn mạnh việc thiếu 2 nghị định này, luật chưa thể thông qua, ông Hùng cảnh báo, vì vấn đề này rất phức tạp, khi làm thì mới nảy sinh nhiều vấn đề.

“Ngay tập thể Chính phủ cũng còn có nhiều ý kiến khác nhau, tôi đã trao đổi với Thủ tướng rồi”, ông Hùng nói.

Với dự kiến khoảng 30 ngày, khai mạc vào thứ hai, ngày 21/10 và bế mạc vào thứ ba, ngày 26/11/2013, nội dung của kỳ họp thứ sáu của Quốc hội khá nặng.

Một trong những nội dung quan trọng Quốc hội sẽ xem xét là tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm giai đoạn 2011-2015 và phương hướng phát triển kinh tế-xã hội đến hết năm 2015, việc thực hiện đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế.

Nhấn mạnh đây là nội dung rất khó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị ngay sau phiên họp này cần thông báo ngay cho Chính phủ để có sự chuẩn bị kỹ càng. Sau đó Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ thảo luận vào phiên họp tháng 10, trước khi trình Quốc hội xem xét.

Đánh giá về kết quả kỳ họp thứ 5, nhiều ý kiến trong UB Thường vụ ghi nhận thành công của Quốc hội khi hoàn thành chương trình nghị sự với nhiều vấn đề “căng”, gai góc, nhất là việc lấy phiếu tín nhiệm. Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý thì không nên cho rằng việc lấy phiếu tín nhiệm đã phản ánh chân thực tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại và các hoạt động tư pháp của đất nước mà chỉ nên dừng lại ở đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ từng người được lấy phiếu.

Về hoạt động chất vấn, theo ông Lý, phần kết quả các phiên chất vấn cần được đánh giá chính xác hơn so với mức “xếp hạng” quá tốt của Văn phòng Quốc hội bởi thực tế rất nhiều đại biểu Quốc hội không hài lòng với phần trả lời chất vấn. Cụ thể, ông Lý khái quát, cơ bản các câu hỏi đã được trả lời hết nhưng còn “loằng ngoằng”.

“Nhiều lúc tôi có cảm giác hỏi và trả lời không hiểu tiếng nhau, nên nhận xét quá tốt thế này, đại biểu sẽ có ý kiến” - ông Lý góp ý.

Phó Chủ tịch Uông Chu Lưu cho rằng nên chọn ít vấn đề hơn để có thể trao đi đổi lại nhiều hơn trong chất vấn và trả lời chất vấn. Các nhóm vấn đề được chọn đưa ra như kỳ họp qua vẫn quá rộng.

P.Thảo- Báo điện tử dantri.com

Người tốt, việc tốt